Độ ổn định quỹ đạo Thiên_thể_Troia

Tính ổn định của hệ thống sao-hành tinh-thiên thể Troia phụ thuộc vào mức độ nhiễu loạn lực hấp dẫn do các vật thể lân cận gây ra. Nhiễu loạn càng mạnh thì quỹ đạo của thiên thể Troia càng khó ổn định lâu dài.

Hệ thống sẽ nằm trong trạng thái cân bằng bền lâu dài nếu m1 > 100m2 > 10,000m3, với m1, m2, và m3 lần lượt là khối lượng của sao, hành tinh và thiên thể Troia.

Cụ thể hơn, với quỹ đạo tròn quanh sao, điều kiện để đạt ổn định lâu dài là 27(m1m2 + m2m3 + m3m1) < (m1 + m2 + m3)2. Nếu thiên thể Troia là vô cùng bé, m3→0, thì giới hạn dưới của m1/m2 là 25+√621/2≈ 24,9599. Nếu khối lượng của sao là vô cùng lớn, m1→+∞, thì trong điều kiện của cơ học cổ điển, hệ thống luôn cân bằng bền bất kể khối lượng của hành tinh và thiên thể Troia có như nào. Còn nếu m1/m2 = m2/m3, thì cả hai cần lớn hơn 13+√168 ≈ 25,9615. Tuy nhiên các công thức này chỉ đúng cho bài toán ba vật thể, khi xuất hiện vật thể thứ tư hoặc các vật thể khác nữa, ngay cả khi nằm ở xa hoặc có khối lượng nhỏ, cần các tỷ số lớn hơn để đảm bảo sự ổn định lâu dài của hệ sao-hành tinh-thiên thể Troia.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thiên_thể_Troia http://astronomy.swin.edu.au/cosmos/T/Trojan+Aster... http://www.nature.com/nature/journal/v475/n7357/fu... http://www.space.com/12443-earth-asteroid-companio... http://www.space.com/scienceastronomy/070130_st_ne... http://www.dtm.ciw.edu/users/sheppard/pub/Sheppard... http://adsabs.harvard.edu/abs/1913PASP...25..131E http://adsabs.harvard.edu/abs/1938ASPL....3..113W http://adsabs.harvard.edu/abs/1961ASPL....8..239N http://adsabs.harvard.edu/abs/2000AJ....120.1140J http://adsabs.harvard.edu/abs/2003AJ....126.1563F